Chi tiết tin

A+ | A | A-

Quy định cụ thể một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 11:06 | 06/09/2014 Lượt xem: 1229

Để cụ thể hóa nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Ngày 25 tháng 7 năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2322 /QĐ-UBND Quy định cụ thể một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo N

Theo Quyết định nêu trên, UBND tỉnh Quảng Nam quy định một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a ở 3 huyện nghèo: Tây  Giang, Phước Sơn và Nam Trà My cho hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 3 huyện nghèo này theo nguyên tắc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, theo dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất được UBND huyện phê duyệt. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể đối với hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp thì (a) Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng mức khoán 300.000 đồng/ha/năm. Tùy theo điều kiện cụ thể, UBND huyện quy định diện tích giao khoán, nhưng không quá 30 ha/hộ; (b) hỗ trợ một lần hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng. Mức hỗ trợ 9 triệu đồng/ha. Đối với nội dung hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế theo quy hoạch, thì thực hiện (a) hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm liền tiền mua phân bón, để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm: chè, cao su (tiểu điền), cây ăn quả, cây dược liệu….; cây nguyên liệu sinh học. Mức hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/ha; mỗi hộ hỗ trợ không quá 1 ha. Riêng chuyển đổi sang trồng cây cao su (tiểu điền), mỗi hộ được hỗ trợ không quá 2 ha. Những hộ được hỗ trợ trồng cao su tiểu điền theo quy định này thì không được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam. (b) hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, bao gồm cây lương thực, cây thực phẩm, rau và các loại hoa. Mức hỗ trợ giống và phân bón không quá 10 triệu đồng/ha cho cả 3 vụ sản xuất liên tiếp; mỗi hộ hỗ trợ không quá 1 ha. (c) Hỗ trợ tiền để mua giống gia súc, gia cầm: hỗ trợ một lần tiền mua giống trâu, bò với mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ; hỗ trợ một đến hai lần tiền mua giống dê, lợn hoặc mua giống gia cầm (gà vịt, ngan…) với mức hỗ trợ không quá 4 triệu đồng/hộ/lần. Mỗi hộ có thể được hỗ trợ mua giống gia súc và cả giống gia cầm, nhưng mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ. Đối với nội dung này, ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí vận chuyển giống cây trồng, con vật nuôi, phân bón…về đến trung tâm xã đối với các xã vùng cao giao thông khó khăn. Đối với nội dung tập huấn sản xuất, hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tập huấn kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các huyện hàng năm và 5 năm; hướng dẫn các huyện xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch sản xuất được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm như chỉ đạo tại Công văn số 812/BNN-KTHT ngày 07/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y đối với các loại cây, con được đưa vào sản xuất tại Quy định này; chú ý ban hành các định mức về giống, phân bón đầu tư qua mỗi lần chăm sóc để tập huấn cho nông dân và làm cơ sở để hỗ trợ kinh phí theo quy định. Kiểm tra, giám sát thực hiện việc hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hằng năm về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, với các mức hỗ trợ quy định tại quyết định này đã giải quyết được những hạn chế trong hỗ trợ đầu tư cho hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo cư trú tại 03 huyện nghèo của tỉnh có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập để giảm nghèo nhanh và bền vững, đạt mục tiêu Nghị quyết 30a đã đề ra (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 4% trở lên)./.

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website