Chi tiết tin

A+ | A | A-

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với huyện Tây Giang về công tác dạy nghề cho Lao động nông thôn.

Ngày đăng: 19:56 | 12/03/2014 Lượt xem: 640

Ngày 11 tháng 3 năm 2014, Đ/c Võ Duy Thông Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với huyện Tây Giang về công tác dạy nghề cho Lao động nông thôn năm 2013 và kế hoạch thực hiện năm 2014.

Theo báo cáo của huyện Tây Giang, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ1956/QĐ-Tg đã được huyện Tây Giang chỉ đạo, tổ chức thực hiện tập trung, thường xuyên, liên tục, tromg đó huyện thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Nghị quyết, Đề án về đào tạo nghề, ưu tiên nguồn vốn Chương trình 30a đầu tư 01 Trung tâm dạy nghề của huyện với tổng mức đầu tư lên đến 33 tỷ đồng. Sau hơn 02 năm thực hiện Đề án, UBND huyện đã tổ chức mở 07 lớp dạy nghề, với 168 học viên tham gia, trong đó phi nông nghiệp 58 người, nông nghiệp 110 người, gồm các nghề: Vi tính văn phòng, Sửa chữa xe máy, Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Tuy nhiên việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề còn gặp nhiều khó khăn, chưa giải quyết được việc làm tại chỗ, đặc biệt là việc làm thường xuyên cho người lao động, hầu như lao động đã qua đào tạo nghề không muốn rời khỏi địa phương để tham gia làm việc trong khi trên địa bàn huyện chưa có làng nghề, chưa có các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ. Đến nay, có 03 lao động tham học nghề phi nông nghiệp được Công ty Zamaha Nhật Hải tuyển vào làm việc tại Công ty, hơn 100 lao động học nghề nông nghiệp hiện đang tự trồng, chăm sóc cây cao su tại gia đình, mở rộng diện tích trồng  mới, biết cách tự chăm sóc và khai thác mủ cao su, tăng thu nhập ổn định kinh tế gia đình. Năm 2014, UBND huyện Tây Giang đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn với tổng kinh phí thực hiện là 1.252.399.000 đồng, trong đó: Nghề phi nông nghiệp 910.994.000 đồng, nghề nông nghiệp 341.405.000 đồng, gồm 11 lớp nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Tin học văn phòng; Sửa chữa xe máy; Kỹ thuật cài đặt, sửa chữa, lắp ráp máy vi tính; Đan teo, sọt, sàlắt, gùi; Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò; Nhân giống lúa; Trồng lúa năng suất cao; Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn và Sản xuất nông - lâm kết hợp. Phấn đầu từ nay đến cuối năm sẽ đảm bảo đạt các mục tiêu theo kế hoạch.


Đ/c Võ Duy Thông, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phát biểu kết luận buỏi làm việc với huyện Tây Giang về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Nguyễn Công Thành phát biểu đề xuất với đoàn nên hỗ trợ gạo cho học viên tham gia học nghề tập trung tại Trung tâm dạy nghề của huyện, tập trung ưu tiên cho các nghề phù hợp với địa phương như nghề mộc, điện dân dụng, trong đó đối với Trung tâm dạy nghề huyện sẽ bố trí ngân sách từ nguồn vốn Chương trình 30a để đầu tư phân xưởng thực hành nghề mộc phục vụ thực hành và tiến đến sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm từ gỗ theo nhu cầu của thị trường, khôi phục các nghề tuyền thống để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của người dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở phát biểu của lãnh đạo huyện Tây Giang và báo cáo của các ngành của huyện và ý kiến của các phòng liên quan, Đ/c Võ Duy Thông Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đánh giá cáo kết quả chỉ đạo điều hành của huyện cũng như kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, để tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề thời gian đến, đồng chí đề nghị thống nhất các giải pháp theo báo cáo của huyện, đồng thời đề nghị huyện tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề từng lĩnh vực (nông nghiệp, phi nông nghiệp) để có kế hoạch dạy nghề cụ thể, đáp ứng nhu cầu người dân và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, trong đó chỉ đạo Đoàn Thanh niên CSHCM tham gia vào cuộc để vận động, tuyên truyền thuyết phục Đoàn viên tham gia học nghề để có tay nghề, có việc làm và thu nhập; gắn công tác dạy nghề với công tác giải quyết việc làm để giảm nghèo nhanh và bền vững, xem xét tiêu chí học nghề và giảm nghèo để xét thi đua khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hằng năm; chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện liên kết với Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp để định hướng cho người lao động cũng như có kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người dân địa phương khi tham gia học nghề. Về đề nghị kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề, đề nghị huyện chỉ đạo Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của huyện xác định những ngành nghề đào tạo nào là cần thiết, cấp bách để xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí mua sắm từ nguồn vốn Chương trình 30a bố trí hằng năm cho huyện theo như chỉ đạo của UBND tỉnh. Đối với việc xin điều chuyển nguồn kinh phí năm 2014 từ lĩnh vực phi nông nghiệp sang nông nghiệp đề nghị huyện có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tham mưu UBND tỉnh thống nhất, cho phép huyện tự điều chỉnh trên cơ sở nhu cầu và tính hiệu quả từng lĩnh vực./.  

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website