Kế hoạch vốn đầu tư công được UBND tỉnh Quảng Nam giao năm 2024 cho các ngành và địa phương trên toàn tỉnh là 6.906.868 triệu đồng, tăng 386.300 triệu đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng giao đầu năm 2023; thực hiện chuyển nguồn sang năm 2024 đối với nguồn ngân sách trung ương khen thưởng vượt thu năm 2022 là 150 tỷ đồng; đồng thời bổ sung 161.646 triệu đồng từ nguồn tăng thu xổ số kiến thiết và nguồn thiết kiệm chi ngân sách tỉnh năm 2023. Như vậy tổng vốn đầu tư công năm 2024 là 9.045.929 triệu đồng, trong đó kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là 7.218.514 triệu đồng (ngân sách trung ương 2.194.975 triệu đồng, ngân sách địa phương 5.023.539 triệu đồng); kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài sang năm 2024 là 1.827.415 triệu đồng.
Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã phân bổ chi tiết cho các ngành và các địa phương 6.849.814 triệu đồng, đạt 95% (ngân sách trung ương 2.178.813 triệu đồng, đạt 99%; ngân sách tỉnh 4.671.001 triệu đồng, đạt 93%). Kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết 368.700 triệu đồng (ngân sách trung ương 16.162 triệu đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia; ngân sách tỉnh 352.538 triệu đồng), cụ thể: Vốn ngân sách trung ương 16.162 triệu đồng (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6.545 triệu đồng do chưa đảm bảo thủ tục đầu tư; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 9.617 triệu đồng, do dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư theo quy định); Vốn ngân sách tỉnh 352.538 triệu đồng, bao gồm: (i) Trả nợ vay đến hạn 7.844 triệu đồng; (ii) Dự nguồn thực hiện các Nghị quyết HĐND tỉnh và đối ứng các Chương trình MTQG 34.494 triệu đồng; (iii) nguồn thu sử dụng đất giữ lại 2 phân bổ sau là 302.200 triệu đồng; (iv) dự án Cầu Trà Đình, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn do chưa hoàn thiện thủ tục điều chỉnh dự án là 8.000 triệu đồng.
Tổ công tác số 5 của UBND tỉnh kiểm tra thực tế tiến độ thi công công trình đầu tư
thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại huyện Bắc Trà My
Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh tại Báo cáo 561/BC-KBQN ngày 05/11/2024, đến hết ngày 31/10/2024, vốn đầu công năm 2024 (không bao gồm các dự án do trung ương quản lý) giải ngân 4.489.348/9.045.929 triệu đồng, đạt 49,63%. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 giải ngân 3.412.800/7.218.514 triệu đồng, đạt 47,28%; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài giải ngân 1.076.548/1.827.415 triệu đồng, đạt 58,91%.
Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 giải ngân 3.412.800 triệu đồng, đạt 47,28% so với kế hoạch vốn sau điều chỉnh, đạt 49,4% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh giao từ đầu năm, đạt 52,3% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể như sau: (a) Nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân 920.474 triệu đồng, đạt 41,9%; trong đó: Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực giải ngân 369.460 triệu đồng, đạt 47,4%. Vốn hỗ trợ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giải ngân 395.958 triệu đồng đạt 43,5%, cụ thể: Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân 180.282 triệu đồng, đạt 48,9%; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giải ngân 101.472 triệu đồng, đạt 27,8%; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân 114.204 triệu đồng, đạt 64,8%; Vốn hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội giải ngân 58.711 triệu đồng, đạt 75,1%; Vốn nước ngoài NSTW cấp phát giải ngân 96.345 triệu đồng, đạt 22,6%; (b) Nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân 2.492.326 triệu đồng, đạt 49,6%, trong đó: Vốn trong nước giải ngân 2.401.315triệu đồng, đạt 51,1%; Vốn nước ngoài tỉnh vay lại giải ngân 91.011 triệu đồng, đạt 28%. Kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài giải ngân 1.076.548 triệu đồng, đạt 58,91%, trong đó: Kế hoạch vốn NSTW giải ngân 457.555 triệu đồng, đạt 48,19%; Kế hoạch vốn ngân sách địa phương (bao gồm cấp tỉnh, huyện, xã) giải ngân 618.993 triệu đồng, đạt 70,5%.
Việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh chậm là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu như sau:
Đ/c Bí thư Tỉnh uỷ làm việc với Huyện uỷ huyện Phước Sơn
về công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo
(1) Công tác GPMB kéo dài, do nhiều nguyên nhân như sau: việc xác nhận nguồn gốc đất gặp khó khăn; đơn giá bồi thường tại một số khu vực chưa sát với thực tế; người dân thường kiến nghị chủ đầu tư bồi thường quá cao so với mặt bằng chung…Ngoài ra, Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, khi đó các khoản hỗ trợ, chi phí lập phương án có thay đổi.
(2) Tình trạng thiếu đất đắp nền và cát xây dựng, nên các đơn vị thi công tiếp cận với giá thành cao hơn so với đơn giá lập dự toán, dẫn đến một số nhà thầu triển khai thi công cầm chừng, ngoài ra, giá nguyên vật liệu theo công bố và giá thực tế có sự chênh lệch lớn.
(3) Hiện nay đang vào mùa mưa bão, điều kiện thời tiết phức tạp, nguy cơ sạt lở đất tại các huyện miền núi rất cao, trong khi đó tỉnh Quảng Nam có đến 09/18 huyện miền núi, do đó việc triển khai thi công giai đoạn này rất khó khăn.
(4) Nguồn thu sử dụng đất khả năng sẽ không thu được so với dự toán được giao (đến nay, nguồn thu sử dụng đất toàn tỉnh thực hiện đến hết tháng 10/2024 thu được khoảng 730 tỷ đồng, chỉ đạt 27%), vì vậy, nguồn vốn sử dụng đất vẫn chưa có thực để phân bổ và giải ngân.
(5) Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giải ngân chậm do: Bộ Tư pháp chưa có ý kiến pháp lý về các Thỏa thuận vay1 ; công tác xem xét và chấp thuận của nhà tài trợ đối với các thủ tục đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ rút vốn lâu nên công tác giải ngân chậm.
(6) Đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Công tác chỉ đạo thực hiện của nhiều địa phương còn chậm. Những tháng đầu năm 2024, các chủ đầu tư tập trung hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để tham mưu phê duyệt và phân bổ vốn, tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn còn chậm trễ nên đến nay các huyện miền núi vẫn chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Cán bộ các phòng chuyên môn cấp huyện (đặc biệt là phòng Kinh tế hạ tầng) hiện quá tải trong công tác tham mưu do lực lượng mỏng và biến động nhưng cùng thời gian thẩm định cho quá nhiều công trình (03 Chương trình MTQG, kể cả vốn 2022 và 2023 chuyển sang, vốn các Nghị quyết của HĐND tỉnh, vốn huyện…). Nguồn kinh phí phân bổ thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các đơn vị thuộc khối tỉnh và UBND các huyện có sự trùng lắp về các nội dung hoạt động, về đối tượng cũng như địa bàn thụ hưởng do chưa có sự thống nhất giữa cấp tỉnh và cấp huyện.
(7) Năng lực đơn vị tư vấn không đảm bảo; trình độ chuyên môn của một số chủ đầu tư cấp xã còn hạn chế, thiếu kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình lập, nghiệm thu hồ sơ dự án dẫn đến công tác thanh quyết toán cho các dự án.
(8) Luật đấu thầu năm 2023 mới có hiệu lực, mới có hướng dẫn, nhiều nội dung sử dụng vốn sự nghiệp trên 100 triệu đồng phải đấu thầu./.