Chi tiết tin

A+ | A | A-

Kết quả kiểm tra chương trình, chính sách giảm nghèo năm 2015

Ngày đăng: 12:25 | 31/12/2015 Lượt xem: 1150

Thực hiện Chương trình công tác năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội tại các huyện, thị xã và thành phố. Ngày 29/12/2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Báo cáo số 236/BC-LĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao độn

          Theo đó, năm 2015 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức kiểm tra tại 18 huyện, thị xã và thành phố. Tại mỗi huyện, thị xã và thành phố tổ chức kiểm tra từ 01 - 02 xã, phường, thị trấn và đến trực tiếp một số hộ dân để trao đổi thông tin; sau đó làm việc với UBND xã, phòng Lao động - TBXH về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra hồ sơ về chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội.

          Đối với lĩnh vực giảm nghèo, nội dung kiểm tra tại cấp xã gồm: Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo, trong đó tập trung cho chính sách khuyến khích thoát nghèo như việc tổ chức cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, công tác thẩm định, phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện hưởng chính sách theo Nghị quyết 119; việc triển khai giải quyết chính sách cho hộ thoát nghèo như cấp BHYT cho người thuộc hộ thoát nghèo, giải quyết chế độ miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn trưa, cấp bù học phí cho sinh viên cho học sinh con hộ thoát nghèo, hỗ trợ lãi suất và chỉ trả tiền thưởng cho hộ thoát nghèo; các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị quyết 119.

          Về phương thức kiểm tra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra thực tế tại hộ đăng ký thoát nghèo bền vững và hộ gia đình có người hưởng chính sách bảo trợ xã hội (mỗi chính sách kiểm tra từ 6-8 đối tượng/xã, phường, thị trấn) để nắm thông tin về đối tượng, thời gian nhận trợ cấp, mức hưởng trợ cấp hằng tháng, cá nhân, đơn vị chi trả trợ cấp, nhận tiền thưởng hộ thoát nghèo, nhận thẻ BHYT,... để đánh giá công tác triển khai ở cơ sở và mức độ hài lòng của người dân. Kết thúc kiểm tra tại hộ dân, đoàn công tác kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại xã và làm việc với đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ giảm nghèo và các thành phần liên quan của cấp xã về kết quả thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo và chính sách bảo trợ xã hội.
Ở cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ phê duyệt đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách, công tác quản lý hồ sơ đối tượng, lưu trữ quyết định trợ cấp cho đối tượng, quyết định phê duyệt số lượng, danh sách hộ thoát nghèo; làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo và chuyên viên của các Phòng: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; đại diện lãnh đạo và cán bộ theo dõi chính sách bảo trợ xã hội của các xã được kiểm tra về kết quả kiểm tra tại các xã, phường, thị trấn của đoàn công tác của Sở với huyện, thị xã, thành phố; Nghe báo cáo chung của huyện, thị xã và thành phố về việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo, chính sách bảo trợ xã hội; thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của huyện, thị xã và thành phố; kiến nghị địa phương khắc phục những hạn chế, sai sót trong thực hiện chính sách tại địa phương.


Đoàn kiểm tra làm việc với Thị trấn Bắc Trà My

Theo báo cáo kết quả kiểm tra, trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến. Đối với việc triển khai thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo, cán bộ cấp xã và một số huyện, thị xã, thành phố qua kiểm tra chưa cập nhập kịp thời, đầy đủ các văn bản về giảm nghèo, nhất là các chủ trương, chính sách mới ban hành, văn bản hướng dẫn hồ sơ thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ thoát nghèo; Công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả giảm nghèo chưa thực hiện thường xuyên, định kỳ; Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã có thành lập nhưng hầu như chưa hoạt động thường xuyên theo định kỳ, chỉ tổ chức họp, tổng hợp, báo cáo khi có đoàn kiểm tra, giám sát cấp trên; việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện chậm triển khai thực hiện, nhất là các huyện miền núi cao (Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Trà My); một số địa phương tính đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa xác định được đối tượng hưởng, chưa triển khai chi trả tiền điện đối với hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ; một số công trình đầu tư cơ sở hạ tầng chưa tính đến tính hiệu quả, không lấy ý kiến của người dân khi triển khai xây dựng công trình, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công trình (Trà Giác, Bắc Trà My); các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a chưa lập Đề án để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Thông tư số 52/2014/TT-BNNPTNT (cả ba huyện nghèo), nguyên nhân là do huyện không có chỉ đạo và hướng dẫn; Các địa phương chưa tổng hợp, báo cáo quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách cấp bù 50% học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh (Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình,...).

Trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo: Một số địa phương thực hiện điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo và hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội chưa chính xác, không ghi chép thông tin vào phiếu điều tra, việc nhập thông tin hộ nghèo do nhiều cán bộ đảm nhận,… dẫn đến kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhiều sai sót, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và xây dựng các giải pháp nhằm hỗ trợ giảm nghèo. Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Sở. Vì vậy, hồ sơ để xét công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo mới, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo và hộ nghèo, hộ cận nghèo cũ không đúng quy định. Một số địa phương xét hộ nghèo không căn cứ vào kết quả Phiếu điều tra mà xét cảm tính, chủ quan (hộ gia đình đông con đi học, ốm đau thì đưa vào hộ nghèo như xã Đại Minh, huyện Đại Lộc). Việc cập nhập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến còn nhiều sai xót, chưa đúng tiến đội theo quy định (huyện Nam Giang đến 30/6/2015 mới cơ bản hoàn thành việc cập nhập thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo lên phần mềm trực tuyến).

Về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo. Qua kiểm tra, đa số UBND các xã, phường, thị trấn chưa thẩm định và lưu hồ sơ hộ thoát nghèo đủ điều kiện hưởng chính sách thoát nghèo theo Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; không ban hành Quyết định công nhận hộ thoát nghèo theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 10/LĐTBXH-BTXH ngày 06/01/2015 (Duy Xuyên, xã Tam Thanh (Tam Kỳ), phường Cẩm Châu (Hội An)…; Một số địa phương chỉ căn cứ Đơn đăng ký thoát nghèo của hộ để đưa ra họp xét hộ thoát nghèo đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích thoát nghè mà không tổ chức điều tra, rà soát đối với hộ hộ đăng ký thoát nghèo theo đúng quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chỉ đạo và hướng dẫn của tỉnh (Thị trấn Núi Thành (Núi Thành), xã Bình Sa (Thăng Bình), xã Đại Minh (Đại Lộc), thị trấn Thành Mỹ (Nam Giang), Tam Thái (Tam Kỳ), thị trấn Phước Sơn và xã Phước Đức (Phước Sơn),…); Một số hộ được công nhận thoát nghèo nhưng qua kiểm tra phiếu điều tra thu nhập của hộ gia đình nằm ở chuẩn hộ cận nghèo hoặc không có tên trong biên bản họp bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương. Một số trường hợp kiểm tra thực tế tại hộ còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cho đăng ký mà không kiểm tra thực tế hộ, cá biệt có nơi thôn tự điền thông tin cho hộ đăng ký và ghi sai thực tế hoàn cảnh của hộ đăng ký thoát nghèo (xã Hương An, Quế Sơn). Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chưa tổ chức thẩm định chặt chẽ hồ sơ hộ nghèo đủ điều kiện hưởng Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 10/LĐTBXH-BTXH. UBND các xã, phường, thị trấn không triển khai kịp thời cho hộ nghèo năm 2014 đăng ký thoát nghèo năm 2015 ngay từ đầu năm 2015 kể từ khi có kết quả phê duyệt của UBND cấp huyện, cá biệt có xã đến khi đã triển khai tổng điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 (tháng 11/2015) vẫn còn đăng ký thoát nghèo (Nam Giang, Tây Giang,...) hoặc hộ nghèo mới năm 2014 nhưng năm 2015 đăng ký thoát nghèo (Phước Sơn); tổng hợp, báo cáo số hộ, danh sách đăng ký thoát nghèo năm 2015 gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Một số hộ thoát nghèo chưa tiếp cận được chính sách tín dụng (chưa được vay vốn từ các ngân hàng) do chưa có văn bản hướng dẫn bảo lãnh theo Nghị quyết 119.


Trao đổi với hộ thoát nghèo bền vững tại xã Bình sa, huyện Thăng Bình

Thông qua công tác kiểm tra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị UBND tỉnh có văn bản đề nghị HĐND tỉnh ban hành văn bản thống nhất hoặc ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh theo tinh thần nội dung Kết luận số 288-KL/TU về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh (Sở đã có báo cáo số 196/BC-LĐTBXH ngày 09/11/2015 đánh giá 02 Nghị quyết này gửi HĐND và UBND). Đồng thời, chỉ đạo UBND cấp huyện: (1) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nhất là các chính sách mới ban hành; thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật về giảm nghèo của trung ương và của tỉnh; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo để chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định; thường xuyên kiện toàn BCĐ giảm nghèo cấp huyện và xã và ban hành Quy chế hoạt động, phân công thành viên BCĐ đứng điểm tại cấp xã; thực hiện phân loại hộ nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo để xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo địa chỉ và nguyên nhân nghèo gắng với việc thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo theo đúng Kết luận số 288-KL/TU của Tỉnh ủy; (2) Triển khai thực hiện kịp thời Chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo đúng quy định tại Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 và Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 22/9/2014; Chỉ đạo cấp xã và các phòng chuyên môn của huyện hướng dẫn cấp xã tập trung nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Chương trình 30a, Chương trình 135) để hỗ trợ hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của địa phương, đảm bảo giảm nghèo bền vững theo địa chỉ và nguyên nhân nghèo. Trong lập, thẩm định và quyết toán kinh phí: Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định trong lập kế hoạch và dự toán ngân sách thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; tổng hợp dự toán gửi cơ quan thường trực Chương trình giảm nghèo tỉnh và cơ quan quản lý chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo và Sở Tài chính để làm cơ sở báo cáo trung ương và đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện; tổng hợp, báo cáo quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo đúng quy định, trong đó có việc báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh theo Nghị quyết số 31/2011/NQ-HDDND và Nghị quyết số 119/2014/NQ-HDND (cấp bù 50% học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cấp thẻ BHYT người cận nghèo, thoát nghèo, phụ cấp cán bộ giảm nghèo, tiền thưởng, hỗ trợ lãi suất....

         Đối với 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp - PTNT hướng dẫn UBND các xã xây dựng Đề án triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn Sự nghiệp đã phân bổ theo đúng quy định (Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT, 08/2009/TT-BNNPTNT và 52/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp - PTNT; Thông tư số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC của Liên bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính).

          Trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và việc triển khai thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo: Thực hiện kiểm tra, thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ công nhận hộ thoát nghèo và ban hành quyết định công nhận hộ thoát nghèo đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích thoát nghèo đối với từng hộ. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích thoát nghèo thì tạm dừng các chính sách hỗ trợ; đồng thời tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; thực hiện phân loại, điều chỉnh số lượng, tỷ lệ và danh sách nghèo thuộc chính sách giảm nghèo và hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để hộ nghèo (đủ điều kiện) tự nguyện làm đơn đăng ký thoát nghèo; tổng hợp, cáo cáo số lượng hộ đăng ký và đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích thoát nghèo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Lao động - TBXH.

          Đối với chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các chính sách khuyến khích thoát nghèo đối với các hội đoàn thể cấp xã và các trưởng thôn và các chủ trương, cơ chế, chính sách mới về hỗ trợ giảm nghèo; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các hộ đăng ký thoát nghèo làm hồ sơ để hưởng các chính sách hỗ trợ về lãi suất vay vốn, cấp bù học phí,… theo Nghị quyết số 119; Tổng hợp, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Lao động - TBXH, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo điều chỉnh Thông tư số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT, trong đó: Điều chỉnh bổ sung đối tượng hộ chính sách xã hội được chi trả tiền điện để cơ quan dịch vụ chi trả (Bưu điện) thực hiện chi trả mà không thực hiện cấp ngân sách cho đối tượng này để UBND cấp xã chi trả; Điều chỉnh phương thức thực hiện hỗ trợ chế độ cho học sinh theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg theo hai phương thức như sau: (1) Đối với các trường có học sinh được hưởng chế độ theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg mà nhà trường có tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú tại trường thì hỗ trợ cho nhà trường để tổ chức nấu ăn cho học sinh mà không thực hiện chi trả cho hộ gia đình thông qua dịch vụ Bưu điện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT; (2) Đối với các trường còn lại không có tổ chức nấu ăn cho các em học sinh được hỗ trợ theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg thì thực hiện hỗ trợ chế độ cho học sinh theo gói trợ giúp cho hộ gia đình thông qua hệ thống dịch vụ Bưu điện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT.

Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Sở Tài chính thống nhất cùng với Sở Lao động - TBXH không thực hiện tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước cho các địa phương không chấp hành đúng chế độ báo cáo kết quả thực hiện, chế độ lập dự toán và báo cáo quyết toán với liên Sở theo các văn bản hướng dân thực hiện cho đến khi địa phương có báo cáo kết quả, lập dự toán và báo cáo quyết toán. Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho cấp huyện và xã thực hiện giám sát việc chi trả trợ cấp của cơ quan dịch vụ chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT./.

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website