Chi tiết tin

A+ | A | A-

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đầu tư cho 56 hộ nghèo tại 02 xã nghèo

Ngày đăng: 15:22 | 21/06/2015 Lượt xem: 1109

Năm 2015, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững được bố trí 1.000.000.000 đồng. Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo đã khảo sát, tham mưu chọn 02 xã nghèo ĐBKK để đầu tư thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2015 là xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My (xã thuộc Chương trình 135) và xã Tam Tiến, huyện Núi Thành (xã thuộc Chương trình 257).

Trên cơ sở dự án của hai xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm tra và thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt dự án và dự toán kinh phí thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2015. Theo đó, hai mô hình đầu tư là Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản (tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My (20 hộ nghèo dân tộc thiểu số) và xã Tam Tiến, huyện Núi Thành (32 hộ nghèo) và Mô hình hỗ trợ ngư dân mua ngư lưới cụ khai thác hải sản (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành: 04 hộ nghèo). Cụ thể: Mô hình chăn nuôi Bò cái sinh sản tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My đầu tư cho 20 hộ nghèo dân tộc thiểu số, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ mua 02 con bò cái giống sinh sản với tổng mức đầu tư cho 01 hộ nghèo 28.000.000 đồng/hộ nghèo, trong đó Ngân sách tỉnh hỗ trợ 24.000.000 đồng/01 hộ nghèo/02 con bò cái giống. Mô hình chăn nuôi Bò cái lai sinh sản hỗ trợ 32 hộ nghèo, hỗ trợ 01 hộ nghèo 01 con bò cái lai giống sinh sản, tổng mức đầu tư cho 01 hộ nghèo là 17.500.000 đồng/hộ nghèo, trong đó Ngân sách tỉnh hỗ trợ 13.000.000 đồng/01 hộ nghèo/01 con bò cái lai giống sinh sản. Mô hình hỗ trợ mua ngư lưới cụ khai thác hải sản hỗ trợ 04 hộ nghèo ngư dân xã Tam Tiến, tổng mức đầu tư cho 01 hộ nghèo là 17.500.000 đồng/hộ nghèo, trong đó Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 13.000.000 đồng/hộ nghèo.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của người nghèo để cùng với nhà nước sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, theo ý kiến thống nhất của liên ngành, UBND các xã có trách nhiệm thu hồi tối thiểu bằng 30% so với mức kinh phí ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ nghèo tham gia dự án. Tổng số tiền phải thu hồi tối thiểu là 284.400.000 đồng. Thời điểm thu hồi đối với mô hình bò cái sinh sản kể từ khi con bò mẹ đẻ ra con bò con thứ nhất đủ 06 tháng tuổi. Đối với mô hình hỗ trợ mua ngư lưới cụ khai thác hải sản thì thực hiện thu hồi tối thiểu 01 triệu đồng/năm/hộ cho đến khi đủ số tiền phải thu hồi.

Như vậy, trong những năm qua, đối với hộ nghèo khu vực nông thôn thì việc đầu tư nhân rộng mô hình bò cái sinh sản là mô hình giúp cho nhiều hộ nghèo ở các xã nghèo thoát nghèo bền vững và phù hợp nhất trong đó mô hình bò có 429 hộ nghèo tham gia, kinh phí do ngân sách hỗ trợ 3,1 tỷ đồng đã giúp hơn 319 hộ thoát nghèo, điển hình là các xã như Bình Quế, huyện Thăng Bình, Đại Chánh, Đại Hòa, Đại An, Đại Quang, huyện Đại Lộc,...  Đối với mô hình hỗ trợ đánh bắt hải sản của ngư dân nghèo tại các xã nghèo ĐBKK vùng bãi ngang ven biển. thì việc hộ trợ ngư lưới cụ, phương tiện đánh bắt hải sản cũng đã phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm, giúp ngư dân bám biển và có thu nhập ổn định như mô hình tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên.

 

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website