Chi tiết tin

A+ | A | A-

Nội dung Kế hoạch giảm nghèo năm 2015 trên địa bàn huyện Phú Ninh

Ngày đăng: 10:17 | 18/05/2015 Lượt xem: 1460

Để công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Ninh triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Trên cơ sở Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 08/5/2013 của UBND huyện Phú Ninh về hỗ trợ giảm nghèo huyện Phú Ninh giai đoạn 2013-2015. Ngày 05/5/2015, UBND huyện Phú Ninh ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND về Giảm nghèo năm 2015 với các nội dung sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đánh giá chính xác kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, qua đó đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương và của hộ nghèo để giảm nghèo bền vững.

- Đảm bảo các đối tượng nghèo, cận nghèo thụ hưởng chính sách giảm nghèo theo đúng quy định.

- Chính sách giảm nghèo phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền chính sách giảm nghèo để người dân biết và cùng tham gia thực hiện có hiệu quả cao.

II- NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1- Kết quả điều tra  hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014:

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo quý IV/2014: Toàn huyện có 946 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,4%; 1.583 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ  7.36%.

Trong 946 hộ nghèo phân chia theo các nhóm nguyên nhân sau:

- Thiếu vốn sản xuất: 10 hộ (tỷ lệ 1,06%).

- Thiếu đất sản xuất: 15 hộ (tỷ lệ 1,59%).

- Thiếu phương tiện sản xuất: 05 hộ (tỷ lệ 0,51%).

- Thiếu lao động: 118 hộ (tỷ lệ 12,47%).

-  Đông người ăn theo: 57 hộ (tỷ lệ 6,03%).

- Có lao động nhưng không có việc làm: 17 hộ (tỷ lệ 1,8%).

- Không biết cách làm ăn: 21 hộ (tỷ lệ 2,22%).

- Không có tay nghề/không được đào tạo nghề: 22 hộ (tỷ lệ 2.,33%).

- Ốm đau nặng: 693 hộ (tỷ lệ  73,26%).

- Tệ nạn xã hội: 01 người (tỷ lệ  0,1%)

- Chây lười lao động: 00 hộ.

- Già cả neo đơn: 42 hộ (tỷ lệ 13,32%).

- Khác: 08 hộ (tỷ lệ 0,845%).

2. Mục tiêu giảm nghèo năm 2015:

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,7% vào cuối năm 2015, giảm 0,7% so với năm 2014 (tương ứng giảm 420 hộ); Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo xuống còn 5,15%, giảm 2,23% so với năm 2014 (tương ứng 480 hộ). 

Phấn đấu 100% số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay. Năm 2015 không còn hộ nghèo, cận nghèo do thiếu vốn.

100 % người nghèo, người cận nghèo được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí;

100 % đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện đều được hưởng trợ cấp theo qui định và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

100% đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập được thực hiện đầy đủ theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 74/2013/NĐ-CP và Quyết định 832/QĐ-UBND ngày  16/3/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam;

100 % hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo qui định;

Phấn đấu đào tạo mới cho 3.743 lao động, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg cho: 975 lao động; Phấn đấu số lượt người được chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên 2.500 lượt người; Chuyển đổi nghề nghiệp cho 1.125 lao động.

3- Chỉ tiêu giảm nghèo năm 2015 các xã, thị trấn (Kèm theo Phụ lục):

4-  Thực hiện chính sách giảm nghèo:

            4.1-  Hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người có thu nhập thấp:

Thực hiện đầy đủ chính sách đào tạo nghề theo qui định của Chính phủ, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nghèo, cận nghèo. Phấn đấu năm 2015 đào tạo cho 3.743 lao động, trong đó đào tạo nghề theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg cho 975 lao động nông thôn, bảo đảm trên 80% lao động sau khi được học nghề có việc làm ổn định.

Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; Thực hiện đúng qui định về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

          Hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gồm: hỗ trợ cây con giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ theo hướng sản xuất hàng hóa, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người nghèo được tiếp cận và tham gia. Qua đó giúp tăng năng suất cây trồng, con vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

4.2-  Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội:

4.2.1.  Hỗ trợ về y tế:

Thực hiện việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng thoát nghèo theo Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Triển khai thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ phẩu thuật tim cho trẻ em.

4.2.2. Hỗ trợ  ưu đãi về giáo dục:

Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ thoát nghèo  ở các cấp học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định 832/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam, Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

4.2.3. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:

 Hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho 946 hộ nghèo, mức hỗ trợ 46.000 đồng/hộ/tháng .

4.3. Thực hiện chính sách trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội:

Triển khai thực hiện đúng, đầy đủ chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Trong đó tập trung chú ý đến nhóm đối tượng thuộc diện hộ nghèo, nhóm phụ nữ đang mang thai.

4.4. Tổ chức truyền thông và giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo:

 Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình giảm nghèo bền vững năm 2015.

Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá, kết quả thực hiện giảm nghèo và giám sát chuyên đề vào đầu quý II/2015 đến cuối quý III/2015. Thông qua giám sát, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình. Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Phân công đảm nhận giúp đỡ hộ nghèo có đủ điều kiện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức của toàn xã hội trong giảm nghèo; Vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế  để thoát nghèo, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức của người dân trong giảm nghèo.

3. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác  giảm nghèo để lực lượng cán bộ cơ sở đủ năng lực và trách nhiệm tham mưu cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức, nâng cao chất lượng dạy nghề. Gắn công tác đào tạo nghề với tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm đảm bảo trên 80% lao động sau khi được học nghề  có việc làm ổn định. Tăng cường nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội ở cơ sở, chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội để giúp đỡ người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành để đảm bảo cho người nghèo, người cận nghèo được hưởng đầy đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế, an sinh xã hội.

4. Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2015. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn thuộc CTMTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo năm 2015.

5. Tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỷ thuật trong sản xuất cho người dân. Muốn giảm nghèo có kết quả phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình như: thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu đất sản xuất, có lao động nhưng thiếu việc làm, mắc tệ nạn xã hội…, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đồng thời phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

6. Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích thoát nghèo theo Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tổ chức cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo năm 2015 vào quý III/2015.

7. Phát động mạnh mẽ phong trào vận động đóng góp vào Quỹ vì người nghèo và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư để hỗ trợ  hộ nghèo khó khăn về nhà ở .

8. Tăng cường và đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở ở nước ngoài và đi lao động ngoài tỉnh. Thu hút doanh nghiệp giải quyết nhiều lao động vào đầu tư tại các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Chuẩn bị nguồn nhân lực để cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giảm nghèo của huyện.

10. Thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo 6 tháng, 1 năm kết quả chương trình giảm nghèo theo qui định về Cơ quan Thường trực giảm nghèo huyện (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo tỉnh, huyện. Trên cơ sở  báo cáo của các ngành, xã, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện có các giải pháp chỉ đạo kịp thời  nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo năm 2015.

V. T CHỨC THỰC HIỆN

Phòng Lao động – TB&XH: là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND huyện trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo và chính sách giảm nghèo hiện hành. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm góp phần thực hiện các chính sách giảm nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù về giảm nghèo của tỉnh UBND Quảng Nam. Phối hợp với Chi cục Thống kê tham mưu UBND huyện kế hoạch điều tra rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH. 

Tham mưu Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại các địa phương.

Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu UBND huyện cân đối nguồn ngân sách để thực hiện kế hoạch. Theo dõi tham mưu phân bổ kinh phí, hướng dẫn và kiểm tra kinh phí thực hiện kế hoạch giảm nghèo, phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng cơ chế và các chính sách thực hiện kế hoạch.

Chi cục Thống kê: Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, xử lý dữ liệu phân tích thực trạng nghèo của huyện.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo phương thức sản xuất kinh doanh. Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; Hỗ trợ giống, công cụ, phương tiện sản xuất, tập huấn chuyển giao kỷ thuật cho hộ nghèo, cận nghèo.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm phát triển công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ: Triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ, tập trung phát triển các khu – cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư để giải quyết việc làm cho người lao động, qua đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao: Gắn công tác giảm nghèo với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng tộc họ văn hóa. Trung tâm Văn hóa – Thể thao thông qua các chương trình văn hóa, văn nghệ  lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo hoạt động tuyên truyền các chính sách giảm nghèo trên Cổng thông tin điện tử  huyện.

Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện: Chịu trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về chính sách giảm nghèo. Đưa tin các mô hình, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo, những việc làm hay, cách làm mới trong công tác giảm nghèo.

Phòng Giáo dục và đào tạo, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp và dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng:

Triển khai thực hiện chính sách ưu đãi cho học sinh sinh viên theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 832/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam, Nghị  quyết 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Phối hợp tổ chức tốt công tác dạy nghề theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg; Tổ chức định hướng cho học sinh trong việc chọn ngành, chọn trường đào tạo phù hợp với trình độ của mỗi học sinh.

Phòng Y tế, Trung tâm y tế: Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo. Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khám chữa bệnh theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg.

Phòng Giao dịch NHCSXH, Ngân hàng NN&PTNT huyện:

Tham mưu UBND huyện quyết định phân bổ nguồn vốn chính sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay vốn sinh viên và các nguồn vốn chính sách. Tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Tổ chức cho vay đúng đối tượng, quản lý tốt nguồn vốn vay, phát huy hiệu quả nguồn vốn.

          Đề nghị UBMTTQVN huyện; Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội từ thiện,....:

Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở từ nguồn vận động Quỹ vì người nghèo. Tích cực vận động nguồn kinh phí từ bên ngoài để hỗ trợ phương tiện sản xuất cho hộ nghèo. Chỉ đạo cho các tổ chức Đoàn, Hội cơ sở xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để định hướng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có kế hoạch phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Chỉ đạo các cấp Đoàn, Hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; Hỗ trợ sinh kế cho hộ phụ nữ nghèo; Chương trình xây dựng nông thôn mới, động viên khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo năm 2015.

Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

Xây dựng và trực tiếp tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo ở cơ sở; Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã; Xây dựng kế hoạch giảm nghèo năm 2015 trên địa bàn, bảo đảm sát đúng với thực trạng kinh tế xã hội ở khu dân cư; trực tiếp thực hiện các dự án, chính sách trên địa bàn có hiệu quả.

Khảo sát thống kê đánh giá kết quả giảm nghèo năm 2015 bảo đảm chất lượng, giảm nghèo phải thực chất và bền vững hơn, tránh tình trạng bỏ sót đối tượng. Công tác điều tra, rà soát phải đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ . Đặc biệt chống bệnh thành tích trong báo cáo kết quả giảm nghèo, bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ánh khách quan, chính xác, đúng thực trạng mức sống của hộ dân tại khu vực dân cư.

Hướng dẫn thôn, khối phố  triển khai kế hoạch giảm nghèo cụ thể, rõ ràng tới từng thôn, khối phố, từng hộ đáp ứng các nội dung chính sau:

+ Tổng số hộ thoát nghèo trong năm 2015 (có danh sách cụ thể từng hộ);

+ Phân công cán bộ, ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ và hướng dẫn cho từng hộ thoát nghèo;

+ Các kiến nghị, đề xuất của hộ cần giúp đỡ để thoát nghèo như: vay vốn, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động …(đề nghị với huyện, tỉnh);

+ Hướng dẫn hộ làm đơn đăng ký thoát nghèo, trong đơn thể hiện cam kết nếu được nhận hỗ trợ của Nhà nước để sản xuất thì phải nỗ lực quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo./.

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website