BCĐ giảm nghèo tỉnh thường xuyên họp, đề xuất cơ chế chính sách và báo cáo tình hình kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh
Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện
Căn cứ Nghị quyết số 31, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh: Ban hành Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Công văn số 936/UBND-VX ngày 27/3/2012 về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Chương trình tại Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 15/10/2012, kiện toàn Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 3473/QĐ-UBND ngày 08/11/2013. Hiện nay đang rà soát, trình UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc theo chỉ đạo của Chính phủ; Phân công các Thành viên Ban Chỉ đạo đứng điểm, phụ trách theo địa bàn từng huyện, thành phố tại Công văn số 07/UBND-VX ngày 02/01/2013, Kế hoạch số 1339/KH-UBND ngày 17/4/2013 kiểm tra, giám sát Chương trình giai đoạn 2013-2015.
Thành lập Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh, đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (sử dụng 03 biên chế và 02 hợp đồng). Ban hành Công văn số 379/LĐTBXH-BTXH ngày 10/4/2012 về việc thực hiện Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam; Công văn số 1047/LĐTBXH-BTXH ngày 09/8/2012 về việc hướng dẫn phụ cấp đối với cán bộ theo dõi Chương trình hỗ trợ giảm nghèo cấp xã; Công văn số 1049/LĐTBXH-BTXH ngày 09/8/2012 về việc cấp giấy xác nhận cho học sinh, sinh viên nghèo có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam; Công văn số 1474/LĐTBXH-BTXH ngày 12/11/2013 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ 50% học phí đối với HSSV thuộc diện hộ nghèo; Công văn số 963/LĐTBXH-BTXH ngày 31/7/2014 về việc thực hiện chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 832/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, đã phối hợp với Sở Tài chính ban hành Công văn số 939/LS-TC-LĐTB&XH ngày 13/6/2012 về việc Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Y tế ban hành Công văn số 729/SYT-KHTC ngày 20/9/2013 về việc cấp bù 5% phần cùng chi trả viện phí đối với đồng bào thiểu số.
Vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số là địa bàn được tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo
Kết quả thực hiện 04 nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù theo Nghị quyết 31:
- Chính sách giáo dục cho người nghèo: Từ năm 2012 đến năm 2014, đã thực hiện hỗ trợ cấp bù 50% học phí đối với 6.449 lượt học sinh sinh viên, kinh phí 6,483 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh đã bố trí 4,635 tỷ đồng, Ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ đối ứng 1,848 tỷ đồng.
- Chính sách y tế cho người cận nghèo và người dân tộc thiểu số:
+ Hỗ trợ mệnh giá mua thẻ BHYT cho 488.518 lượt người cận nghèo, kinh phí do Ngân sách tỉnh hỗ trợ 65,623 tỷ đồng, trong đó: năm 2012 cấp 181.251 thẻ, kinh phí 18,835 tỷ đồng, năm 2013 cấp 170.601 thẻ, kinh phí 27,903 tỷ đồng và năm 2014 cấp 136.666 thẻ, kinh phí 18,885 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ 633 triệu đồng để thực hiện chính sách cấp bù 5% chi phí cùng chi trả viện phí cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ĐBKK khi tham gia khám chữa bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở y tế, trong đó năm 2012: 214 triệu đồng, năm 2013: 419 triệu đồng .
- Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn hộ cận nghèo (50% lãi sất vay NHTM): Năm 2012, hộ cận nghèo chưa tham gia vay vốn theo chính sách của tỉnh do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân người cận nghèo không có tài sản thế chấp nên các Ngân hàng thương mại không cho vay và hộ cận nghèo chưa tiếp cận được chính sách này. Hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách đối với cán bộ giảm nghèo cấp xã: Đến nay, 244 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh đã phân công cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm công tác giảm nghèo, ngân sách tỉnh đã bố trí 03 tỷ đồng để chi trả phụ cấp bằng 30% mức tiền lương tối thiểu cho 244 cán bộ này. Riêng huyện Núi Thành hợp đồng mỗi xã 01 cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo - đào tạo nghề, ngân sách huyện chi trả 1,5 triệu đồng/cán bộ.
Kết quả thực hiện các nhóm giải pháp của Nghị quyết 31
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở các cấp
Trong thời gian qua (2012-2014), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các chương trình chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn,...; chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, xã nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg,... đảm bảo đúng đối tượng, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng, trình Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 01/10/2012 thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”; tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 (khóa XX) Báo cáo số 86/BC-UBND ngày 21/6/2013 về kết quả thực hiện Chương trình, chính sách giảm nghèo từ năm 2010 - 2013, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 và được Hội nghị thống nhất ban hành Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015, được thông qua tại Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên Đoàn lao động tỉnh và các Hội đoàn thể đã phối hợp tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giảm nghèo; đồng thời tích cực huy động, vận động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo và hướng dẫn, giúp đỡ hội viên về nguồn lực, kỹ thuật để từng bước vươn lên thoát nghèo.
b) Công tác điều tra, rà soát xác định, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; thôn nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Căn cứ Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh xây dựng kế hoạch, ban hành bộ công cụ điều tra, tổ chức tập huấn và triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát xác định đối tượng, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đã xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến (năm 2013).
Ngoài ra, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 09/9/2013 về tăng cường công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm nhằm hạn chế tình trạng nể nang, vị nể trong trong tác điều tra, bình xét ở một số địa phương, đồng thời hạn chế tình trạng chay lười, trông chờ ỷ lại, không phối hợp kê khai tài sản hay cố tình tách hộ để hưởng chính sách,...
c) Kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội
* Kết quả phân bổ vốn: Từ năm 2012 đến năm 2014, tổng nguồn lực đã huy động và phân bổ để thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh hơn 4.644 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Trung ương: 3.956 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh: 533 tỷ đồng, trong đó: Bố trí 77 tỷ đồng để thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND; bố trí 135,5 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (30c) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Nguồn vận động, tài trợ: 155 tỷ đồng.
*Kết quả thực hiện các chính giảm nghèo chung của Trung ương
Đã thực hiện cho vay vốn 109.330 lượt đối tượng, doanh số cho vay 2.009 tỷ đồng. Mua và cấp miễn phí 649.057 thẻ BHYT đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, kinh phí 367,051 tỷ đồng; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 488.518 người cận nghèo, kinh phí 223,146 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% là 65,623 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng 3.502 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, kinh phí 35 tỷ đồng (năm 2012). Thực hiện cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí cho 295.200 học sinh, sinh viên theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, kinh phí 187 tỷ đồng (năm 2012-2013). Phân bổ 74,5 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho 207.095 hộ nghèo.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng 799 công trình cơ sở hạ tầng, kinh phí 632 tỷ đồng, trong đó Nghị quyết 30a đầu tư 341 công trình, kinh phí 368 tỷ đồng, Chương trình 257 đầu tư 88 công trình, kinh phí 60 tỷ đồng, Chương trình 135 đầu tư 389 công trình, kinh phí 204 tỷ đồng.
* Kết quả thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù khác của tỉnh
Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo Nghị quyết số 55/2012/NQ-CP ngày 19/9/2012 của HĐND tỉnh (ngoài các huyện đã được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a): UBND tỉnh đã phân bổ 135,5 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh.
Chương trình phát triển giao thông nông thôn: Phân bổ 237 tỷ đồng (2012-2014) để đầu tư xây dựng 656 km đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của HĐND tỉnh.
Chính sách cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm: Ngân sách tỉnh đã bố trí 27 tỷ đồng (2012-2014) để bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí để thực hiện chính sách khác như: hỗ trợ hộ nghèo đón Tết nguyên đán (2012), hỗ trợ đối với học sinh thuộc khu vực II Chương trình 135 và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, hỗ trợ tiền ăn, dụng cụ học tập, sinh hoạt và chế độ học bổng cho học sinh, sinh viên,....
* Một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của địa phương
- Huyện Núi Thành: Bố trí mỗi xã 01 cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo - đào tạo nghề (17 cán bộ/17 xã, thị trấn), mức phụ cấp 1,5 triệu đồng/người/tháng và được hưởng phụ cấp 30% mức tiền lương tối thiểu chung; thực hiện hỗ trợ từ ngân sách huyện cho hộ nghèo về nhà ở theo mức: Miền núi 20 triệu đồng/nhà; đồng bằng 15 triệu đồng/nhà.
- Huyện Bắc Trà My: Chương trình đồng hành với hộ nghèo (phân công cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu hộ nghèo để giúp thoát nghèo bền vững; ban hành chính sách hỗ trợ hộ thoát nghèo (thưởng 2.000.000 đồng/hộ kèm theo Giấy khen của UBND huyện, áp dụng bắt đầu từ năm 2013).
- Huyện Thăng Bình: Mỗi năm bố trí từ 300 triệu đến 500 triệu bổ sung vào quỹ cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội và quỹ quay vòng của Hội nông dân huyện để cho vay hộ nghèo. Ngoài ra, Ngân sách huyện hỗ trợ thêm mỗi tháng 200.000 đồng/cán bộ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn.
- Huyện Nam Giang: Hàng năm trích từ 15%-20% thu ngân sách của huyện để hỗ trợ đầu tư cho Chương trình giảm nghèo, khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững.
d)Công tác quản lý, điều hành chương trình
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-20115, định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), kiện toàn Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 3473/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 15/10/2012.
- Phân công các Thành viên Ban Chỉ đạo đứng điểm, phụ trách theo địa bàn từng huyện, thành phố tại Công văn số 07/UBND-VX ngày 02/01/2013, ban hành Kế hoạch số 1339/KH-UBND ngày 17/4/2013 về kiểm tra, giám sát Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2013-2015.
- Thành lập Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh, đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (sử dụng 03 biên chế và 02 hợp đồng). Xây dựng và đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử về giảm nghèo và phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến để tuyên truyền, công khai các chương trình cơ chế, chính sách về giảm nghèo và danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Các địa phương đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và xã; xây dựng Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về giảm nghèo; chỉ đạo, phân công Thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, phụ trách theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn; một số địa phương có điều kiện nguồn thu ngân sách đã xây dựng và ban hành Nghị quyết, Kế hoạch về giảm nghèo như: Tam Kỳ, Núi Thành, Bắc Trà My, Thăng Bình và Nam Giang.
e) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chương trình giảm nghèo; công tác tham mưu triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội
Năm 2012, đã tham mưu tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo của 244 xã, phường, thị trấn và cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo của 18 huyện thành phố. Năm 2013, 2014 do nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, tập huấn bị cắt giảm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ tổ chức tập huấn đối với cán bộ giảm nghèo thuộc 90 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% (năm 2013) và tổ chức tập huấn đối với cán bộ giảm nghèo của 06 huyện miền núi cao (2014).
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các chương trình chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn,...; chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, xã nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg,... đảm bảo đúng đối tượng, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
f) Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình
Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1339/KH-UBND ngày 17/4/2013 về kiểm tra, giám sát Chương trình giai đoạn 2013-2015; phân công các Thành viên Ban Chỉ đạo đứng điểm, phụ trách theo địa bàn từng huyện, thành phố tại Công văn số 07/UBND-VX ngày 02/01/2013. Căn cứ Kế hoạch 1339/KH-UBND tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh là Thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát tại các địa bàn được phân công; đồng thời hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các ngành tổ chức kiểm tra, giám sát theo chuyên đề về kết quả triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo như Nghị quyết 30a, Chương trình 257, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo,…
HĐND tỉnh họp quyết nghị ban hành Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND về Chính sách khuyết khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015
Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo
Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của Trung ương và địa phương, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh và các huyện nghèo, xã nghèo ĐBKK giảm nhanh, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đề ra, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 12,08%, từ 24,18% năm 2010 giảm còn 12,10% vào năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 3,02%, vượt mục tiêu so với Nghị quyết 31 (bình quân giảm 2,5-3%/năm) tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 4,87% (từ 14,02% năm 2010 giảm còn 9,15% năm 2014), bình quân mỗi năm giảm 1,22%, chưa đạt mục tiêu so với Nghị quyết số 31 (giảm bình quân 2%/năm); giảm 02 xã nghèo thuộc vùng bãi ngang ven biển. Tỷ lệ hộ nghèo của 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm 21,28%, từ 74,98% năm 2010 giảm còn 53,70% năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 5,32%, vượt so với mục tiêu Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ. Tỷ lệ hộ nghèo của 03 huyện nghèo được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị quyết 30a giảm 17,73%, từ 64,73% năm 2010 giảm còn 47,00%, bình quân giảm 4,43%/năm./.