Chi tiết tin

A+ | A | A-

Đối tượng và chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

Ngày đăng: 16:11 | 20/12/2014 Lượt xem: 608


Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án); Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. Liên Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư ban hành Hướng dẫn số 1056/LN/LĐTBXH-NNPTNT-TC-KHĐT ngày 18/8/2014 tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Theo hướng dẫn của liên sở thì lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học (riêng những người không biết đọc, biết viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...) và có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam (là lao động có hộ khẩu tại xã hoặc lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có hộ khẩu tại các phường, thị trấn). Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; người dân tộc thiểu số; người tàn tật; người bị thu hồi đất canh tác; người có cam kết làm việc ổn định tại địa phương sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ.

Về chính sách đối với người học nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 (ba) tháng. Liên ngành hướng dẫn đối với (1) Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (
sau đây gọi chung là đối tượng 1): hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; (2) Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (sau đây gọi là đối tượng 2) được hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); (3) Lao động nông thôn khác (sau đây gọi chung là đối tượng 3) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Đối với trường hợp các ngành nghề có chi phí đào tạo cao hơn mức ngân sách hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2 và 3 mục này thì các huyện, thành phố chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí bổ sung từ học phí do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để đảm bảo chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

Cũng theo hướng dẫn này, mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách quy định tại Đề án. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách quy định tại Đề án. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa không quá 03 lần (mỗi lần học 01 nghề khác nhau)./.

          

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website