Chi tiết tin

A+ | A | A-

Đối tượng và Quy trình đăng ký thoát nghèo bền vững năm 2014

Ngày đăng: 9:46 | 27/10/2014 Lượt xem: 1184

Để triển khai kịp thời chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng đăng ký thoát nghèo năm 2014 để thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh họp bàn giải pháp triển khai Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững
Về đối tượng đăng ký thoát nghèo bền vững năm 2014

Là hộ nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo điều tra quý IV năm 2013 được cấp có thẩm quyền phê duyệt công nhận; Có đơn tự nguyện cam kết thoát nghèo, vượt qua chuẩn cận nghèo theo quy định hiện hành tối thiểu 03 (ba) năm liên tiếp kể từ thời điểm được công nhận thoát nghèo.

Hộ nghèo đăng ký thoát nghèo phải là hộ có năng lực, khả năng để thoát nghèo bền vững như: Có nhà ở thuộc quyền sở hữu ổn định, có dưới 2/3 số thành viên trong hộ là người ăn theo, có trẻ em 6 - 15 tuổi đều được đến trường, có sử dụng điện (nơi có điều kiện); có lao động (tối thiểu từ 01 lao động chính trở lên) và có nghề nghiệp ổn định, có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc có người đi xuất khẩu lao động; có thu nhập ổn định (thu nhập không phụ thuộc). Những trường hợp không có khả năng lao động, không có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh, không có nghề nghiệp nhưng không tham gia học nghề, không có việc làm và thu nhập ổn định, sống phụ thuộc chủ yếu từ sự chu cấp của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hoặc từ nguồn trợ cấp của nhà nước, nguồn trợ giúp, đỡ đầu của các cá nhân, đơn vị từ thiện thì không thuộc đối tượng đăng ký thực hiện chính sách.

Đối với thôn đăng ký đủ điều kiện và đạt mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo 02 năm liên tục kể từ năm 2014 phải là thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên theo kết điều tra quý IV năm 2013 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 11/02/2014.

Quy trình đăng ký thoát nghèo

Đối với hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, phải tự nguyện làm đơn đăng ký cam kết thoát nghèo (theo mẫu quy định) gửi Trưởng thôn, khối phố, Tổ dân phố (sau đây gọi là Trưởng thôn); Trưởng thôn tiếp nhận đơn, tổng hợp và lập danh sách hộ đăng ký thoát nghèo (theo mẫu tại phụ lục số 02) gửi UBND xã, phường, thị trấn (Cán bộ giảm nghèo xã trực tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho Trưởng thôn); UBND cấp xã tổ chức thẩm tra danh sách hộ đăng ký thoát nghèo; chỉ đạo, cử thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) cùng với Trưởng thôn tổ chức cuộc họp thống nhất danh sách hộ đăng ký thoát nghèo. Căn cứ Biên bản cuộc họp và kết quả thống nhất về số lượng, danh sách hộ nghèo có khả năng thoát nghèo đăng ký thoát nghèo, UBND xã tổng hợp số lượng, danh sách và có Công văn báo cáo và đăng ký với UBND huyện, thành phố (qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu). UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành của huyện và UBND cấp xã thẩm tra danh sách hộ đăng ký thoát nghèo; tổng hợp số lượng và danh sách đối tượng đăng ký thoát nghèo, tham mưu UBND huyện, thành phố có Công văn báo cáo và đăng ký với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu).
Đối thôn nghèo đăng ký thoát nghèo, thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên tự nguyện làm Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu quy định) gửi UBND xã; UBND xã tiếp nhận bản đăng ký của thôn (Cán bộ giảm nghèo xã trực tiếp nhận hồ sơ và cấp biên nhận hồ sơ cho Trưởng thôn); tổ chức thẩm tra danh sách thôn đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu tại phụ lục số 04); chỉ đạo, cử thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã, phường, thị trấn cùng với Trưởng thôn tổ chức cuộc họp thống nhất các nội dung tại Bản đăng ký. Căn cứ Biên bản cuộc họp, UBND xã tổng hợp số lượng, danh sách các thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, có Công văn báo cáo và đăng ký với UBND huyện, thành phố (qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu). UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành của huyện và UBND cấp xã thẩm tra danh sách thôn đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp số lượng và danh sách các thôn đăng ký, tham mưu UBND huyện, thành phố có Công văn báo cáo và đăng ký với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu).

Tập huấn chuyển giao phần mềm trực tuyến quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ giảm nghèo cấp xã năm 2014

Tổ chức triển khai thực hiện

UBND các huyện, thành phố có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã triển khai thực hiện việc xác định đối tượng hộ nghèo và thôn có tỷ lệ nghèo từ 30% trở lên đăng ký thoát nghèo (số lượng, danh sách). Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phân loại hộ có khả năng thoát nghèo và  xác định số lượng, lập danh sách hộ nghèo có khả năng thoát nghèo (đã rà soát theo Công văn số 457/LĐTBXH-BTXH ngày 07/5/2014) tự nguyện viết đơn đăng ký và cam kết thoát nghèo; thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ nghèo, cận nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND. Tổng hợp số lượng, danh sách hộ nghèo đăng ký thoát nghèo; số lượng, danh sách thôn có có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, có công văn báo cáo và đăng ký với UBND tỉnh theo đúng thời gian quy định (trước khi cấp xã triển khai điều tra hộ nghèo). Những trường hợp đăng ký thoát nghèo và báo cáo với cấp trên sau thời gian quy định (đăng ký trong thời gian triển khai điều tra) sẽ không được áp dụng thực hiện chính sách.

Tác giả: Hồ Xuân Khanh

Nguồn tin: http://giamngheo.sldtbxh.quangnam.gov.vn

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website