Chi tiết tin

A+ | A | A-

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ thực hiện dự án chăn nuôi Bò cái sinh sản (bò cỏ địa phương) tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My

Ngày đăng: 12:07 | 09/12/2024 Lượt xem: 224

Ngày 08/12/2024, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 21825/QĐ-LĐTBXH phê duyệt dự án chăn nuôi Bò cái sinh sản (bò cỏ địa phương) tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự án chăn nuôi Bò cái sinh sản (bò cỏ địa phương) tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My với tổng số đối tượng tham gia dự án là 49 hộ, trong đó số hộ hưởng lợi dự án: 48 hộ nghèo và 01 hộ là thôn trưởng thôn 1 xã Trà Đốc là Nhóm trưởng và đồng thời là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.

Tổng vốn thực hiện Dự án cộng đồng: 1.846.382.400 đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: 1.654.382.400 đồng;  vốn đối ứng hộ gia đình tham gia: 192.000.000 đồng.

Dự án có tính khả thi, khả năng mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu giảm nghèo bền vững được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  phê  duyệt  Chương  trình  MTQG  Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, Dự án được triển khai thực hiện  trong  năm  2024  sẽ  tăng  tỷ  lệ  đàn  bò  vàng  tại  địa  phương,  đồng  thời  có nguồn giống bò mẹ đảm bảo chất lượng để tạo ra giống bò mới thay thế dần giống bò hiện nay; từ năm 2024 từ giống bò hỗ trợ sau khi thụ tinh thành công sẽ tạo ra những con bò vàng có chất lượng dự kiến năm 2025 sẽ có 96 con bò vàng được sinh ra/48 hộ tham gia dự án; từ năm 2026 trở đi mỗi hộ có khả năng sẽ tăng được 02 con bò giống, giống bò này sẽ cung cấp cho các hộ dân khác có nhu cầu và làm nguồn giống để cung cấp cho các địa phương khác cần cung cấp con giống, từ đó góp phần tạo việc làm cho lao động, tăng nguồn thu nhập của hộ gia đình tham gia, ổn định đời sống cho người dân. Ngoài hiệu quả kinh tế, dự án còn có ý nghĩa về xã hội và môi trường rất tích cực như: thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân (từ chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi có chuồng trại), giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Sản phẩm đầu ra của dự án là bò giống và bò lấy thịt, đảm bảo cung cấp cho thị trường nội tỉnh và mở rộng thị trường sản phẩm về con giống hoặc sản phẩm thịt bò đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng tại địa phương; tiến đến phát  triển  chăn  nuôi  bò  cỏ  địa  phương  gắn  với  cơ  sở  giết  mổ  gia  súc  và  thị trường tiêu thụ, xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò cỏ đặc sản phù 
hợp với thế mạnh đặc thù của địa phương, phù hợp với điều kiện sản xuất, chăn nuôi của hộ dân tộc thiểu số.

Tác giả: Đặng Lê Thanh Thủy

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website