Chi tiết tin

A+ | A | A-

Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 14:52 | 03/04/2024 Lượt xem: 457

Ngày 14/3/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đã ký ban hành Kế hoạch số 1794/KH-UBND về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024.

 

        Mục đích của Kế hoạch nhằm giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý Chương trình của các đối tượng, qua đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh trong năm 2024, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, hạn chế để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định. Đối tượng giám sát, đánh giá là các cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện Chương trình; các huyện, thành phố (cấp huyện) và các xã, phường, thị trấn (cấp xã); các tổ chức liên quan. Thời gian thực hiện giám sát, đánh giá trong năm 2024.

        Các nội dung giám sát gồm: (1) Việc xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần. (2) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động dự án thành phần. (3) Việc chấp hành quy định về quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có). (4) Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần. (5) Kiểm tra mức độ, tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.(6) Công tác phân bổ và giao dự toán kinh phí; việc huy động, sử dụng vốn thực hiện Chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần; công tác giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn đầu tư (nếu có). (7) Việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình, quản lý đầu tư, công tác phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện ở địa phương. (8) Kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

Tác giả: Nguyễn Hữu Đại

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên Kết Website