Chi tiết tin tức
Kế hoạch quốc gia về tổng kết lĩnh vực giảm nghèo
Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành Quyết định số 152/QĐ-BCĐCTMTQG về Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo.

Theo nội dung của Quyết định này, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo, gồm: tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Mục đích kế hoạch tổng kết là nhằm (a) Đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả và tác động của Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 76/2014/QH13); Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP); Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 80/NQ-CP) và Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), trong đó tập trung đánh giá kết quả đạt được so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình; (b) đề xuất các nguyên tắc, chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện các chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030; (c) tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở trung ương và địa phương trong phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020.

Yêu cầu của kế hoạch tổng kế là (a) Đánh giá tổng kết được thực hiện trong phạm vi cả nước; được tổ chức thực hiện từ cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) đến cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương, có sự tham gia của người dân; (b) Đánh giá tổng kết bao gồm đánh giá của các bộ, ngành được phân công nhiệm vụ xây dựng, rà soát, tích hợp và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo theo quy định tại Nghị quyết 76/2014/QH13, Nghị quyết 80/NQ-CP, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Đánh giá tổng kết các mục tiêu, chỉ tiêu và kết quả thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động của Chương trình; đánh giá của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo thông qua Chương trình; đánh giá độc lập của tư vấn kỹ thuật, nhóm chuyên gia trong nước; phối hợp với các đối tác phát triển cùng quan tâm (bao gồm các tổ chức tài trợ song phương/đa phương và tổ chức phi Chính phủ); (c) Đánh giá tổng thể bao gồm: đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình, đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; đánh giá thực hiện các cơ chế, chính sách, các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đánh giá tác động kinh tế - xã hội, tính bền vững của Chương trình và tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình;(d) Qua đánh giá tổng kết, cần rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị để duy trì kết quả đạt được của chính sách, Chương trình, đồng thời đề xuất về định hướng thiết kế khung Chương trình, chính sách và các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đối tượng thực hiện kế hoạch tổng kết gồm, ở địa phương: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 cấp tỉnh; ở trung ương: Ban Chỉ đạo Trung ương và các bộ, ngành có liên quan. Hình thức tổng kết: Địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết cấp tỉnh gắn với hoạt động khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu theo quy định. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, các địa phương có thể lựa chọn tổ chức Hội nghị tổng kết điểm ở cấp huyện và cơ sở; ở trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Chương trình) chủ trì, phối hợp với một số địa phương tổ chức 03 Hội nghị vùng gắn với các chuyên đề. Các bộ, ngành trung ương: căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất định hướng thực hiện chính sách, Chương trình trong giai đoạn sau năm 2020. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận: theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất định hướng thực hiện chính sách, Chương trình trong giai đoạn sau năm 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc Nghị quyết 80/NQ-CP, Nghị quyết 76/2014/QH13 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các chuỗi sự kiện sau: Tổ chức Lễ tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; Triển lãm ảnh và các sản phẩm, mô hình giảm nghèo bền vững gắn với sáng kiến giảm nghèo dựa vào phát huy vai trò cộng đồng; Các hội nghị, hội thảo chuyên đề về đánh giá công tác truyền thông, thông tin; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm; hỗ trợ phát triến sản xuất gắn với chuỗi giá trị trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; giải pháp giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư; giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Mốc thời gian xây dựngcác báo cáo tổng kết theo kế hoạch, gồm: Đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP: sử dụng số liệu từ năm 2011 đến 2020; đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: Sử dụng số liệu từ năm 2009 đến năm 2020; đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13: sử dụng số liệu từ 2015 đến năm 2020; đối với báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sử dụng số liệu từ năm 2016 đến 31 tháng 12 năm 2019.

Nội dung tổng kết tập trung gồm: Một là, đánh giá tổng kết thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết 80/NQ-CP (dành cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận) tập trung đánh giá công tác tham mưu, xây dựng các văn bản chính sách giảm nghèo theo ngành, lĩnh vực; kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành; kiến nghị, đề xuất thực hiện chính sách cho giai đoạn tới. Thực hiện đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (dành cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia thực hiện các Dự án, Tiểu dự án và hoạt động của Chương trình), gồm: đánh giá các kết quả đạt được của Chương trình (đã thực hiện trong các năm 2016-2019, ước thực hiện đến năm 2020) so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình; đánh giá tổng thể bao gồm: đánh giá kết quả việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; công tác chỉ đạo điều hành, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan; việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đánh giá tác động kinh tế - xã hội, tính bền vững của Chương trình và tác động tới đối tượng thụ hưởng Chương trình; xác định những tồn tại, hạn chế trong thiết kế, tổ chức thực hiện Chương trình thời gian qua; những khó khăn, thách thức trong giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều thời gian tới; rút ra các bài học kinh nghiệm qua đánh giá, đề xuất kiến nghị để duy trì kết quả đã đạt được của Chương trình, đối với các bộ, ngành trung ương tham gia Chương trình: Đánh giá kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Hai là, tổ chức 03 Hội nghị vùng nhằm đánh giá tổng kết tình hình thực hiện hệ thống chính sách và Chương trình theo từng vùng miền làm cơ sở tổng kết toàn quốc, bao gồm: (1) Khu vực Miền núi phía Bắc; (2) Khu vực Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên; (3) Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; 01 Hội nghị toàn quốc tổng kết các Nghị quyết và Chương trình.

Bốn là, tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm đánh giá hệ thống cơ chế chính sách sách đặc thù của Chương trình.

Năm là, Ban chỉ đạo các cấp phân công cụ thể địa bàn kiểm tra và tiếp tục chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến năm 2020; chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tiến hành tổng kết, đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

Sáu là , thực hiện khen thưởng và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, các địa phương, các bộ, ngành trung ương có thành tích góp phần đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững và phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong giai đoạn 2016-2020.

Bảy là, tăng cường các hoạt động truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện Chương trình.

Thời gian tổ chức thực hiện việc tổng kết kể từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020m, trong đó ở cấp tỉnh hoàn thành tổng kết trong tháng 4 năm 2020 và gửi Báo cáo tổng kết cho Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và các bộ, ngành trung ương có liên quan trước ngày 30 tháng 4 năm 2020 để tổng hợp. Ở trung ương, các bộ, ngành trung ương: Hoàn thành tổng kết trong tháng 5 năm 2020 và gửi Báo cáo tổng kết cho Ban Chỉ đạo Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 25 tháng 5 năm 2020 để tổng hợp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức một số Hội thảo chuyên đề và tổ chức 03 hội nghị tổng kết vùng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020), hội nghị tổng kết toàn quốc dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19, thời gian tổ chức các hoạt động theo kế hoạch tổng kết sẽ được xem xét điều chỉnh phù hợp theo diễn biến tình hình dịch bệnh trên phạm vi cả nước và từng địa phương.  

Kinh phí đánh giá tổng kết thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13, Nghị quyết 80/NQ-CP và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Kinh phí đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp trong kinh phí Dự án 5 - Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.


Người đăng: Hồ Xuân Khanh .Ngày đăng: 14/08/2020 .Lượt xem: 1529 lượt.
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020
Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí và Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo tiếp tục được hỗ trợ chi phí học tập
Việc đánh giá, triển khai chính sách giảm nghèo phải thực chất
Xóa nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi
Muốn thoát nghèo phải có ba quyết tâm
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm tiếp Đại sứ Ai-len

Tin mới nhất







Lượt truy cập

Liên kết web

xxnx video adult video hardcore webcam porn sexy video