Chi tiết tin tức
Nội dung Kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015

 

Thực hiện Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 756/QĐ-TTg ngày 03/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015. Ngày 11/11/2015, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo hai chuẩn: Chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2011-2015 và Chuẩn nghèo mới trên địa bàn tỉnh. Nội dung kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015 của từng địa phương và của tỉnh; đồng thời, thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững.

b) Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều để phục vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo; thực hiện các chính sách về giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2016 và giai đoạn 2016-2020.

c) Thông qua điều tra, rà soát sẽ xác định số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2011-2015; đồng thời cũng xác định được số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đáp ứng chuẩn nghèo, cận nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo tính đúng, tính đủ, chính xác, trung thực, khách quan và cộng đúng số điểm theo các chỉ tiêu đặc trưng của hộ gia đình để làm cơ sở phân loại và xếp hạng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không nghèo.

b) Thực hiện đúng phương pháp, quy trình và bộ công cụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo hiện hành và chuẩn nghèo mới theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Xác định đúng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2011-2015 và chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

d) Kết quả điều tra của từng địa phương (thôn, khối phố, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố) phải đạt được hai mục tiêu, đó là:

- Xác định được chính xác số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành để đánh giá mục tiêu giảm nghèo và thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo.

- Xác định được chính xác số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 để phục vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020.

đ) Kết quả điều tra của từng địa phương phải được tổng hợp, phân tích, báo cáo một cách chính xác, đầy đủ theo hệ thống biểu mẫu quy định.

e) Quá trình điều tra phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân trong quá trình điều tra và hoàn thành đúng tiến độ quy định.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phạm vi và địa bàn điều tra:

a) Phạm vi điều tra: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Khu vực thành thị: Các phường, thị trấn của huyện, thị xã, thành phố;

- Khu vực nông thôn: Các xã còn lại của huyện, thị xã, thành phố.

b) Địa bàn và đơn vị điều tra: Từng thôn, khối, tổ dân phố của từng xã, phường, thị trấn.

2. Nội dung điều tra

Điều tra theo thông tin trong bộ công cụ (biểu mẫu) điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo hiện hành và chuẩn nghèo mới theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Đối tượng, tiêu chí, phương pháp và Quy trình điều tra theo chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2011-2015

a) Đối tượng điều tra:

- Chỉ thực hiện điều tra, rà soát đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 có khả năng thoát nghèo năm 2015.

- Không thực hiện điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh theo chuẩn nghèo hiện hành (do từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2015, nếu có phát sinh nghèo, cận nghèo thì các địa phương đã thực hiện điều tra bổ sung hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo hướng dẫn tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012).

b) Tiêu chí điều tra: Theo chuẩn nghèo hiện hành quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ

c) Phương pháp và quy trình điều tra: Thực hiện theo đúng phương pháp và quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 và Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Đối tượng, tiêu chí, phương pháp và Quy trình điều tra theo chuẩn nghèo mới (2016-2020)

a) Đối tượng điều tra:

(1) Hộ nghèo năm 2014 (trừ những hộ đã có đơn tự nguyện đăng ký thoát nghèo năm 2015 theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND) và hộ cận nghèo năm 2014 trên địa bàn (thôn, khối, Tổ dân phố; xã, phường, thị trấn).

(2) Các hộ gia đình còn lại trên địa bàn không thuộc hộ nghèo năm 2014 có đăng ký tham gia cuộc tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới và phương pháp điều tra mới.

b) Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định tại Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020", cụ thể như sau:

+ Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Mức chuẩn nghèo mới và Chuẩn mức sống tối thiểu giai đoạn 2016-2020 đối với khu vực nông thôn và đối với khu vực thành thị như sau:

STT

Khu vực

Đơn vị tính

Chuẩn nghèo

Chuẩn mức sống tối thiểu

A

B

C

D

E

1

Thành thị (phường, thị trấn)

đồng/tháng/người

900.000

1.300.000

Ước lượng điểm

140

175

2

Nông thôn (tất cả các xã)

đồng/tháng/người

700.000

1.000.000

Ước lượng điểm

120

150

Các địa phương căn cứ Chuẩn nghèo và Chuẩn mức sống tối thiểu để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo mới theo đúng hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phương pháp điều tra

Kết hợp nhiều phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra định lượng, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.

- Phương pháp nhận dạng nhanh để phân loại nhanh hộ có khả năng nghèo, cận nghèo để điều tra, đồng thời loại khỏi danh sách điều tra những hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo

- Phương pháp điều tra định lượng: Áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố đặc trưng hộ gia đình về tài sản, nhân khẩu, việc làm... và điểm số các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định tại Quyết định số 1614/QĐ-TTg.

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân: Lấy ý kiến về kết quả điều tra (cho điểm và tính điểm trong Phiếu điều tra: A, B) và lấy ý kiến về xếp hạng hộ có khả năng nghèo, có khả năng cận nghèo.

d) Quy trình điều tra

Thực hiện theo Bộ tài liệu hướng dẫn Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo mới và hướng tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. THỜI GIAN, KINH PHÍ THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

1. Thời gian thực hiện tổng điều tra

a) Giai đoạn chuẩn bị điều tra

Từ ngày 01/10 - 31/10/2015: Cấp tỉnh và huyện xây dựng, ban hành kế hoạch, thống nhất biểu mẫu, tài liệu điều tra và tổ chức hội trị triển khai và tập huấn nghiệp vụ tổng điều tra, rà soát.

b) Giai đoạn tổ chức điều tra, rà soát

- Từ ngày 15/11 - 05/12/2015: Cấp xã triển khai tổng điều tra, rà soát; thẩm định kết quả điều tra, rà soát của các thôn, khối phố; tổng hợp, báo cáo kết quả tổng điều tra, rà soát về cấp huyện. Nhập thông tin phiếu điều tra, rà soát vào phần mềm quản lý hộ cận nghèo trực tuyến hoặc cấp huyện nhập thông tin (nếu cấp xã không nhập tin được) để máy tính xử lý kết quả tổng điều tra, rà soát.

- Từ ngày 05/12- 15/12/2015: Cấp huyện tổng hợp, kiểm tra, phúc tra, thẩm định kết quả điều tra của cấp xã; phê duyệt, báo cáo kết quả tổng điều tra, rà soát với UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), đồng thời thông báo cho UBND cấp xã để công nhận.

Lưu ý:

+ Quyết định phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện, thị xã, thành phố phải nêu rõ số lượng từng loại đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và phải kèm theo danh sách đối tượng.

+ Quyết định phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp huyện có thể thực hiện cho từng xã, phường, thị trấn nhưng kết thúc tổng điều tra phải có Quyết định phê duyệt chung toàn huyện, thị xã, thành phố.

+ Cấp xã chỉ được thực hiện công bố danh sách hộ nghèo, danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới; thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND huyện, thị xã, thành phố

- Từ ngày 15/12 - 25/12/2015: Cấp tỉnh thẩm tra, xử lý số liệu; báo cáo nhanh kết quả điều tra, rà soát với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp nào do cấp đó đảm bảo. Tuy nhiên, đây là cuộc tổng điều tra, rà soát theo 02 chuẩn nghèo và thực hiện điều tra theo 02 phương pháp, quy trình và bộ công cụ điều tra khác nhau nên số lượng hộ điều tra rất lớn, tính phức tạp và khối lượng công việc nhiều. Vì vậy, để cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và đạt kết quả, UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách địa phương (ngoài nguồn sự nghiệp đảm bảo xã hội đã phân bổ tại Quyết định số 3909/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh) để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp xã phục vụ cuộc điều tra; quan tâm đến việc hỗ trợ kinh phí thu thập thông tin điều tra của điều tra viên, kinh phí hỗ trợ cán bộ cập nhật thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến để máy tính xử lý và phân tích kết quả điều tra.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cuộc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Công văn số 4756/UBND-VX ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015.

- Theo dõi tiến độ điều tra, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chậm triển khai điều tra và báo cáo, phê duyệt kết quả điều tra;

- Nghiên cứu ban hành Phiếu điều tra thu thập đặc điểm hộ gia đình nghèo, cận nghèo, thoát nghèo để khai thác thông tin hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo xây dựng phần mềm quản lý từng nhóm đối tượng (nghèo, cận nghèo, thoát nghèo) và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu thông tin của Trung ương và tỉnh.

- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo hiện hành và chuẩn nghèo mới, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định.

- Sau khi có kết quả điều ta, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, công bố kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015; hoàn thiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh thông qua làm cơ sở thực hiện, đảm bảo đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức XXI Nhiệm kỳ 2015-2020; tổng kết, đánh giá Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015 theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Các Sở, ngành liên quan và các địa phương

Triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Công văn số 4756/UBND-VX ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình triển khai tổng điều tra.

3. Các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo và Văn phòng Chương trình giảm nghèo tỉnh

a) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh về tiến độ và kết quả tổng điều tra, rà soát đối với địa bàn được phân công đứng điểm tại Công văn số 07/UBND-VX ngày 02/01/2013 của UBND tỉnh.

b) Văn phòng Chương trình giảm nghèo tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu Ban Chỉ đạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về cuộc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015; thường xuyên liên hệ với Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo để cập nhật thông tin về cuộc điều tra và chuẩn nghèo mới; cung cấp tài liệu, văn bản liên quan đến cuộc điều tra cho các ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc để thực hiện nhiệm vụ; theo dõi tiến độ điều tra, kịp thời báo cáo Trưởng Ban và các thành viên Chỉ đạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về những vấn đề phát sinh trong điều tra ở địa phương, cơ sở để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ; trực tiếp kiểm tra, giám sát, đôn đốc và phúc tra kết quả điều tra; tổng hợp, thẩm định, tham mưu phê duyệt và báo cáo kết quả điều tra theo đúng quy định.

4. Văn phòng UBND tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc theo dõi tiến độ điều tra, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo triển khai tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo hai chuẩn nghèo (2011-2015 và 2016-2020) trên địa bàn, cụ thể: xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng điều tra, rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; thành lập Ban Chỉ đạo tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo; phân công lãnh đạo và thành viên Ban Chỉ đạo đứng điểm, chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng điều tra, rà soát; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên, thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, khối phố. Tổ chức thẩm định kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của các xã, phường, thị trấn; trường hợp thấy kết quả chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức phúc tra lại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả tổng điều tra, rà soát.

b) Chỉ đạo UBND cấp xã:

- Tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân về nội dung, đối tượng, mục đích của cuộc tổng điều tra; cử cán bộ tham gia đầy đủ các hội nghị quán triệt, hội nghị tập huấn triển khai của cấp trên; thực hiện điều tra theo đúng phương pháp, quy trình và bộ công cụ điều tra do cấp trên ban hành và hướng dẫn;  thành lập Ban Chỉ đạo điều tra và phân công cán bộ xã, thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã theo dõi, đứng điểm từng thôn, khối phố để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, phúc tra, báo cáo kết quả điều tra; bố trí kinh phí điều tra từ ngân sách địa phương để phục vụ điều tra;

- Tổ chức lực lượng điều tra viên đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng để thực hiện tốt cuộc tổng điều tra. Tùy theo địa bàn (miền núi, đồng bằng), địa hình và quy mô hộ dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo mà UBND cấp xã chọn và phân bổ điều tra viên cho các thôn. Lực lượng điều tra viên bao gồm cán bộ cấp xã, cán bộ thôn, cán bộ các đoàn thể, giáo viên. Tiêu chuẩn của điều tra viên là: Có kinh nghiệm điều tra khảo sát; am hiểu về đánh giá đặc điểm hộ gia đình; thông thuộc địa bàn khảo sát; có đủ sức khoẻ làm việc. Đối với các vùng dân tộc ít người, điều tra viên phải biết tiếng dân tộc.

- Trong quá trình họp cán bộ thôn để thực hiện phân loại, xếp hạng hộ nghèo, cận nghèo, không nghèo, cán bộ giảm nghèo và cán bộ xã được phân công đứng điểm ở các thôn, khối phố phải có mặt để cùng Trưởng thôn, khối phố thực hiện xếp hạng, phân loại hộ và phúc tra kết quả điều tra của Điều tra viên để thống nhất danh sách xếp hạng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không nghèo trước khi đưa ra họp nhân dân lấy ý kiến về kết quả điều tra thu thập thông tin (Phiếu A, B) của Điều tra viên và kết quả xếp hạng (nghèo, cận nghèo, không nghèo) của cán bộ thôn.

- Tiếp nhận Phiếu điều tra, tổ chức thẩm tra chất lượng Phiếu điều tra và kết quả điều tra của các thôn, khối phố; thực hiện phúc tra ngay kết quả điều tra nếu có khiếu nại của nhân dân hoặc kết quả điều tra của thôn chưa đúng.

- Thực hiện niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, danh sách hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới và danh sách hộ thoát nghèo theo chuẩn hiện hành, gồm: nghèo lên cận nghèo, nghèo vượt cận nghèo lên không nghèo và cận nghèo lên không nghèo) theo đúng quy định trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tổng điều tra, rà soát.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo đúng và đủ hệ thống mẫu biểu quy định.

- Sau khi có Quyết định phê duyệt kết quả điều tra của UBND cấp huyện, UBND thông báo và niêm yết công khai tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, khối, tổ dân phố, tại Trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, đồng thời thông báo trên phương tiện Loa phát thanh (thôn, xã) về danh sách hộ nghèo,  danh sách hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới  năm 2015; thông báo danh sách hộ thoát nghèo đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo quy định tại Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

- Lưu toàn bộ hồ sơ điều tra và cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.

6. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam tổ chức tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo biết, phối hợp thực hiện, góp phần phát huy tinh thần dân chủ, công khai và công bằng.

7. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các Hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên tham gia điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương, theo dõi, giám sát, không để xảy ra tiêu cực, bệnh thành tích trong tổng điều tra, rà soát./.

 

Người đăng: Hồ Xuân Khanh .Ngày đăng: 12/11/2015 .Lượt xem: 2881 lượt.
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đồng chí Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cuộc giám sát các Chương trình MTQG tại huyện Nam Giang
Phê duyệt dự án hỗ trợ chăn nuôi Heo sinh sản tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My
Tập huấn quy trình thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Trà My, giai đoạn 2021-2025
Phê duyệt dự án chăn nuôi Bò cái sinh sản tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam tập huấn chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025
Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam phấn đấu từ năm 2023 đến năm 2027 vận động hỗ trợ xây dựng trên 150 căn nhà cho hộ nghèo.
Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 họp thường kỳ tháng 4
HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin
Khai mạc Lớp tập huấn thứ hai về Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025 cho cán bộ cấp xã thuộc các huyện đồng bằng và miền núi thấp.
Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa X quyết định nhiều nội dung quan trọng
Khẩn trương phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Hội nghị tập huấn chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025
Một số nội dung của Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam sắp được sửa đổi
Hướng dẫn quy trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025
N